LHQ: "Thất bại rõ ràng" của Việt Nam trong việc bảo vệ nhân quyền - Thanh Niên Công Giáo

728x90 AdSpace

Trending
15 tháng 12, 2015

LHQ: "Thất bại rõ ràng" của Việt Nam trong việc bảo vệ nhân quyền

TNCG: Trước thềm cuộc đối thoại giữa chính phủ Việt Nam và Liên Hiệp Châu Âu (Euro), cộng đồng quốc tế đã bày tỏ những quan ngại về tình trạng vi phạm nhân quyền của chính quyền Việt Nam.Ngày 11.12 Liên Hiệp Quốc đã ra thông cáo báo chí cảnh báo về tình trạng gia tăng đàn áp các nhà hoạt động ôn hòa ở Việt Nam. Liên Hiệp Quốc cho rằng "việc tấn công những người bảo vệ nhân quyền là một "thất bại rõ ràng" của chính quyền Việt Nam trong việc điều tra và truy tố những kẻ vi phạm". Bên cạnh đó, Chúng tôi xin phác lược qua những khuyến nghị của Tổ Chức Theo Dõi Nhân Quyền về những vi phạm quyền con người nghiêm trọng ở Việt Nam để gửi đến các đại diện Euro để trao đổi, áp lực với chính quyền Việt Nam trong buổi đối thoại. 

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền khuyến nghị EU nên tập trung vào vấn đề những người đang bị giam, giữ vì lý do chính trị, và xem xét ba nội dung ưu tiên trong cuộc đối thoại về nhân quyền sắp tới với Việt Nam. Các lĩnh vực cần ưu tiên nói trên là: tình trạng đè nén quyền tự do ngôn luận và tự do lập hộitình trạng đè nén quyền tự do thực hành tôn giáo; và nạn công an bạo hành.

1. Những người bị giam, giữ vì lý do chính trị:
Khuyến nghị
Trong cuộc đối thoại sắp tới, EU cần, cả khi họp riêng và công khai, kêu gọi chính quyền Việt Nam:
  • Phóng thích toàn bộ những người đang bị giam, giữ vì lý do chính trị, bao gồm những người bị cầm tù hoặc tạm giam vì đã thực thi các quyền tự do ngôn luận, tự do nhóm họp, tự do đi lại hay tham gia chính trị và tôn giáo, đồng thời chấm dứt việc bắt giữ, tạm giữ những người khác vì các hành vi nêu trên.
  • Sửa đổi hoặc hủy bỏ các điều khoản trong bộ luật hình sự và các bộ luật khác có nội dung hình sự hóa các hành vi bất đồng chính kiến ôn hòa bằng cách quy kết lệch lạc thành các tội danh về “an ninh quốc gia.”
  • Với mục đích tạo dựng lòng tin ngay lập tức, cho phép gia đình, những người trợ giúp pháp lý, và những quan sát viên của EU và các tổ chức nhân quyền và nhân đạo quốc tế tiếp xúc với những người đang bị bỏ tù hoặc tạm giam.
EU cũng nên kêu gọi Việt Nam phóng thích ngay lập tức những người bị cầm tù hoặc tạm giam vì lý do chính trị có vấn đề sức khỏe để họ được khám chữa bệnh đầy đủ. Những trường hợp khẩn cấp nhất cần phóng thích ngay lập tức là Cha Nguyễn Văn Lý, các nhà hoạt động tôn giáo Ngô Hào và Nguyễn Công Chính và các blogger Đặng Xuân Diệu và Nguyễn Hữu Vinh.
2. Đè nén quyền tự do ngôn luận và tự do hội họp
Trong năm 2015, có ít nhất 40 blogger và nhà hoạt động nhân quyền bị nhân viên an ninh mặc thường phục đánh đập. Trong đó có Phạm Đoan Trang, Nguyễn Tường ThụyJ.B Nguyễn Hữu VinhTrần Thị NgaNguyễn Chí Tuyến, Trịnh Anh Tuấn, Đinh Quang Tuyến,Nguyễn Ngọc Như QuỳnhChu Mạnh Sơn, Đinh Thị Phương Thảo và Trần Minh Nhật. Không một ai liên quan đến các vụ tấn công đó bị truy cứu trách nhiệm.
 Khuyến nghị
Trong cuộc đối thoại sắp tới, EU cần, cả khi họp riêng và công khai, kêu gọi chính quyền Việt Nam:
  • Xây dựng luật báo chí cho phù hợp với điều 19 của công ước ICCPR.
  • Cho phép xuất bản các tờ báo và tạp chí tư nhân, độc lập và không bị kiểm duyệt.
  • Gỡ bỏ mọi hạn chế về sử dụng Internet, như chặn lọc, theo dõi, và trả tự do cho những người bị tù giam vì đã phát tán quan điểm của mình trên mạng Internet một cách ôn hòa.
  • Đưa các quy định pháp luật điều chỉnh việc tụ tập nơi công cộng và biểu tình cho phù hợp với các quyền tự do nhóm họp và lập hội nêu trong điều 21 và 22 của công ước ICCPR.
  • Giải quyết các khiếu kiện về đất đai và tham nhũng của quan chức địa phương mà không dùng đến bạo lực quá mức cần thiết hay các vi phạm nhân quyền khác, bằng cách tăng cường hệ thống pháp luật và tính độc lập của ngành tư pháp và cung cấp các dịch vụ pháp lý đến tận người dân nghèo ở các vùng nông thôn.
  • Cho cá nhân người dân có quyền tự do và ôn hòa lập hội với những người khác có cùng quan điểm, dù những quan điểm của họ có đi ngược lại với các quan điểm chính trị và tư tưởng đã được Đảng và nhà nước chấp thuận.
  • Trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện những người bị bắt giữ vì các hành động ôn hòa nhằm bảo vệ quyền tự do lập hội của những người lao động, trong đó có quyền thành lập và gia nhập công đoàn theo sự lựa chọn riêng; nhóm họp ôn hòa để bảo vệ và đòi hỏi các quyền của họ; và thực thi các quyền tự do ngôn luận đại diện cho người lao động và các mối quan tâm của họ.
  • Lập tức công nhận các công đoàn độc lập.
  • Phê chuẩn các Công ước ILO số 87 (Tự do Lập hội và Bảo vệ Quyền được lập hội) và số 98 (Quyền Lập hội và Thương lượng Tập thể).
  • Chấm dứt ngay lập tức nạn côn đồ được chính quyền dung túng.
3. Đè nén quyền tự do tôn giáo
Lưu ý đến tình trạng đè nén tôn giáo của các nhóm thiểu số và đặc biệt là tình hình tự do tôn giáo tín ngưỡng ở khu vực Tây Nguyên. Tổ chức Theo Dõi Nhân Quyền Khuyến Nghị:
  • Cho phép tất cả các tổ chức tôn giáo độc lập được tự do tiến hành các hoạt động tôn giáo và tự quản. Các cơ sở thờ tự hay dòng phái không muốn tham gia một tổ chức tôn giáo được chính quyền cho phép, với ban trị sự được chính quyền phê chuẩn, cần được cho phép hoạt động độc lập.
  • Chấm dứt sách nhiễu, bắt giữ, kết án, bỏ tù và ngược đãi người dân chỉ vì họ là tín đồ các tôn giáo không vừa ý nhà nước, và phóng thích tất cả những người hiện đang bị giam giữ vì ôn hòa thực thi các quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, ngôn luận, nhóm họp và lập hội.
  • Chấm dứt mọi biện pháp ngăn chặn người Thượng và các công dân Việt Nam khác rời khỏi đất nước và không trừng phạt những người hồi hương.
  • Bảo đảm mọi quy định pháp luật trong nước liên quan tới tôn giáo phải phù hợp với luật pháp quốc tế về nhân quyền, trong đó gồm có Công ước Quốc tế về Các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR) mà Việt Nam và EU đều đã tham gia ký kết. Cần sửa đổi các quy định pháp luật trong nước đang xâm phạm tự do tôn giáo và tín ngưỡng, tự do ngôn luận, lập hội và nhóm họp ôn hòa, đi ngược lại với nội dung ICCPR.
  • Cho phép các quan sát viên bên ngoài, như các cơ quan của Liên Hiệp Quốc, các tổ chức phi chính phủ quan tâm tới nhân quyền, và các nhà ngoại giao nước ngoài, được tới thăm vùng Tây Nguyên mà không bị cản trở hay đi cùng, cụ thể là đến các xã, thôn có người Thượng mới trốn đi tị nạn ở nước ngoài. Bảo đảm sẽ không trả đũa hay trừng phạt đối với những người nói chuyện hoặc liên hệ với những quan sát viên quốc tế nói trên.
4. Nạn công an bạo hành: tra tấn và đối xử tàn ác, vô nhân và nhục mạ:
Khuyến nghị:
  • Thể hiện quan ngại mạnh mẽ với quan chức Việt Nam về nạn công an bạo hành, nhấn mạnh rằng các hành vi đó vi phạm pháp luật cả trong nước lẫn công pháp quốc tế, và những thủ phạm phải bị trừng trị, và nạn nhân phải được bồi thường và bù đắp.
  • Thúc đẩy chính quyền Việt Nam xây dựng một cơ chế trách nhiệm hiệu quả. Ví dụ như, Việt Nam cần thành lập một ủy ban độc lập về khiếu tố đối với ngành công an để tiếp nhận những khiếu nại của người dân, và giám sát các cơ quan  “thanh tra nội bộ” hay “giám sát trách nhiệm nghề nghiệp” của công an. Ủy ban này cần phải là pháp nhân có chức năng pháp lý có thể khởi tố hoặc áp đặt kỷ luật nếu cơ quan “thanh tra nội bộ” hay “giám sát trách nhiệm nghề nghiệp” không làm được việc đó dù đã có thông tin cáo buộc đáng tin cậy.  
  • Sửa đổi Bộ Luật Tố tụng Hình sự để tạo điều kiện cho luật sư hay người trợ giúp pháp lý có mặt ngay sau khi bắt giữ, tạm giam để:
    • Luật sư hay người trợ giúp pháp lý chỉ cần xuất trình chứng minh thư và một bản photocopy có công chứng của giấy phép hành nghề là có thể gặp thân chủ.
    • Luật sư hay người trợ giúp pháp lý được phép gặp riêng thân chủ ở nơi kín đáo và không hạn chế thời gian.
    • Luật sư hay người trợ giúp pháp lý được phép có mặt tại tất cả các buổi lấy cung giữa công an và nghi can.
Tâm Tâm
LHQ: "Thất bại rõ ràng" của Việt Nam trong việc bảo vệ nhân quyền Reviewed by Phụng Thiên on 12/15/2015 Rating: 5 TNCG: Trước thềm cuộc đối thoại giữa chính phủ Việt Nam và Liên Hiệp Châu Âu (Euro), cộng đồng quốc tế đã bày tỏ những quan ngại về tình t...

Không có nhận xét nào: